🌿Tâm sự
Khi thấy đề này xuất hiện trong sách IELTS Cambridge 19, team academic IELTS 1984 chúng mình hơi bất ngờ vì chủ đề tương tự đã được ra thi rất nhiều lần, và còn được đưa vào homework của khoá BLOOM (khoá ôn thi aim 7.0+) của chúng mình nữa.
Chúng mình cũng đã có viết sample cho đề này và gửi cựu examiner để làm tư liệu tham khảo cho học viên, nhưng không vì thế mà team học thuật "tận dụng" lại tư liệu cũ cho bài viết trên IELTS Insights số này.
Là giáo viên ở IELTS 1984, ngoài việc tập trung dạy tốt và chăm sóc học viên, chúng mình vẫn luôn luôn nâng cấp bản thân với việc soạn học liệu và đi thi thường xuyên để mở rộng giới hạn của bản thân.
Do đó khi gặp đề này, chúng mình quyết định sẽ viết bài với cách lập luận khác và ý tưởng khác.
Bất ngờ thay, bài viết này được ex-examiner đánh giá cao hơn, và cho điểm 9 ở tất cả 4 tiêu chí :D
Chúng mình hãy cùng theo dõi phần nội dung chi tiết bên dưới nhé!
🌿Ideas - Phát triển ý - Cách lập luận
Việc ngày nay người tiêu dùng có thể ăn thực phẩm từ nhiều nơi khác trên thế giới hẳn đã rất là quen thuộc, vì tất cả chúng ta chắc đều đã từng ăn táo Mỹ, nho Nam Phi, hay xịn sò hơn là bò Waygu.
Tuy nhiên để nói xu hướng này là tích cực hay tiêu cực thì khá phức tạp, vì nếu mình nghiêng hẳn về bên nào thì cũng sẽ có cảm giác bị "vơ đũa cả nắm". Do đó, bài này team học thuật IELTS 1984 sẽ lập luận theo cách lập luận một phần: tiêu cực ở một vài mặt này, nhưng tích cực ở một vài mặt khác.
Cách lập luận này sẽ khá rủi ro nếu như mình không làm rõ các mặt này ra, vì dễ bị ba phải và không thấy được chính kiến của mình.
Mình hãy cùng phân tích kỹ hơn nhé:
-
Đầu tiên, mình sẽ có ngay một idea rất hiển nhiên, đó là người dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn (a wider variety of choice).
-
Tiếp tục, việc xuất khẩu lương thực giúp nhiều quốc gia phát triển hơn về nông nghiệp và kinh tế, trong đó có Việt Nam, với việc xuất khẩu gạo và cà phê chẳng hạn. Ngược lại, khi nhập khẩu đồ ăn từ nước ngoài thì chính phủ cũng có thể thu thuế nhập khẩu. Như vậy hoạt động này chính là một tác nhân trọng yếu trong nền kinh tế (a significant economic contributor).
=> Và đây cũng chính là 2 ideas mà chúng ta sẽ sử dụng trong body 1: tích cực cho người tiêu dùng và kinh tế toàn cầu
-
Thế nhưng, việc mang đồ ăn từ nước này qua nước khác với số lượng lớn như vậy sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường khi phải vận chuyển bằng tàu thuyền hoặc máy bay, làm trầm trọng hơn các vấn đề về biến đổi khí hậu (exacerbate climate change).
-
Hơn nữa, khi không chủ động được nguồn lương thực, bị quá phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, quốc gia sẽ dễ bị tổn thương hơn khi có biến động xảy ra. Chẳng hạn như cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đã khiến cho giá lúa mì tăng ở nhiều nước, hoặc thậm chí là bị thiếu hụt lương thực (price hikes and supply shortage).
=> Và đây cũng chính là 2 ideas mà chúng ta sẽ sử dụng trong body 2: tiêu cực cho môi trường và an ninh lương thực
Phần phát triển ý sẽ dựa trên phần bàn bạc ở trên, bạn theo dõi cụ thể trong bài viết nha.
🌿Paraphrasing
Trong bài này, mình sẽ dễ bị lặp cụm "đồ ăn được sản xuất từ nước khác", dưới đây là một số cụm gần nghĩa, tuy nhiên để sử dụng đúng thì bạn cần cân nhắc về bối cảnh nhé.
-
food produced in distant regions
-
food originating from other countries
-
food produced in other parts of the world
-
imported food
-
foreign trade goods (goods là hàng hoá, nghĩa rộng hơn food)
-
international produce (produce là nông sản, nghĩa hẹp hơn food)
🌿Vocabulary
-
(local / international) produce (n) nông sản (địa phương/ quốc tế)
-
enrich sth (v) làm giàu/ đa dạng thêm thứ gì đó
-
tariff revenues: thu nhập từ thuế xuất nhập khẩu
-
be vulnerable to sth: dễ bị tổn thương bởi thứ gì đó
-
supply chain (n) chuỗi cung ứng
-
disrupt sth (v) làm gián đoạn thứ gì đó
🌿Sample
In many countries nowadays, consumers can go to a supermarket and buy food produced all over the world. Do you think this is a positive or negative development?