Nền tảng tự học YouPass được
xây dựng bởi Trung tâm
© 2023 YouPass, Inc. All rights reserved.
Trang chủ
Reading
Listening
Writing
Bài mẫu 8.0+
Menu
Menu
IELTS Writing Task 2
Đề thi ngày 18/09/2023 - Topic: Xã hội
YouPass được lập nên bởi đội ngũ trung tâm IELTS 1984, chuyên dạy IELTS theo hướng học bản chất và tiến bộ tiếng Anh thực chất, theo hình thức Offline lại lớp và Online qua Google Meet.
Bài hướng dẫn Writing bên dưới được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên IELTS 1984, cũng chính là những người làm nên các khoá học theo hình thức Online 100% tại YouPass bạn nhé.
Young people today are richer, safer, healthier, but less happy. Why and solution?
Đây lại là một topic rất hay về cuộc sống giới trẻ. Nhìn chung người trẻ ngày nay giàu, an toàn và khoẻ mạnh hơn nhưng lại ít hạnh phúc hơn. Đề đòi hỏi mình đưa ra lý do và giải pháp cho việc này.
Đây có lẽ là một topic quá rộng để có thể bàn bạc một cách thấu đáo trong bối cảnh một bài luận ngắn của IELTS essay. Về các nguyên nhân và giải pháp cho việc thiếu hạnh phúc => chúng mình sẽ cố gắng làm cho nó make sense nhất có thể, nhưng không thể nào thuyết phục hoàn toàn được vì định nghĩa ‘hạnh phúc’ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
Cốt lõi của lập luận cho bài này là chúng mình nghĩ người trẻ ngày nay khoẻ mạnh hơn về mặt thể chất => nhưng về mặt tinh thần/tâm lý thì lại yếu đi, dẫn đến kém hạnh phúc hơn.
1. Ít hạnh phúc hơn vì: khác biệt lớn nhất ngày nay là có mạng xã hội, bạn bè của mình thường post hình ảnh về cuộc sống hoàn hảo của họ (làm công việc yêu thích, có người yêu trong mơ, đi du lịch khắp nơi) + Đồng thời, ngày nay cạnh tranh học tập & làm việc rất khốc liệt dẫn đến thiếu hạnh phúc hơn.
2. Giải pháp để hạnh phúc hơn: không thể chối bỏ là các giải pháp để ‘hạnh phúc' của chúng mình hơi thiếu chiều sâu (các bạn xem thêm comment của ex-examiner bên dưới nhé), do vấn đề này phức tạp quá (nhưng tiêu chí Task Response vẫn đủ tốt cho band 7-8.0). Các bạn lưu ý là giải pháp phải liên quan đến lý do ở trên nhé. Giải pháp là người trẻ nên được học về tác hại của mạng xã hội + Chính phủ nên có chương trình thúc đẩy các giá trị tinh thần và giá trị nội tại của mỗi người, thay vì chỉ có các chương trình ‘làm giàu' về vật chất.
Nguyên nhân cho việc ít hạnh phúc
(Câu 1 - Topic Sentence) Sự không hạnh phúc có thể đến từ nhiều nguyên nhân => (Câu 2 - nguyên nhân 1) Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh người có cuộc sống tuyệt vời, làm công việc trong mơ, thoải mái theo đuổi cuộc sống cá nhân. => (Câu 3) Việc này dẫn đến người trẻ có thể có nhận định sai lệch về cuộc sống, không happy => (Câu 4 - nguyên nhân 2) Áp lực về học tập và làm viẹc cũng có tác động lên hạnh phúc => (Câu 5) Áp lực dẫn đến hi sinh thời gian cá nhân và các mối quan hệ, dẫn đến cảm giác cô đơn, không vui khi đi làm nữa.
Giải pháp để hạnh phúc hơn
(Câu 1 - Topic Sentence) Có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề trên => (Câu 2 - giải pháp cho nguyên nhân 1) Nhà trường và gia đình nên tập trung nhiều hơn vào việc dạy người trẻ cách sử dụng mạng xã hội đúng cách => (Câu 3) Người trẻ nhờ đó sẽ hiểu hơn về cách để có hạnh phúc thật sự, tránh việc liên tục so sánh bản thân mình với người khác => (Câu 4 - giải pháp cho nguyên nhân 2) Chính phủ có thể có các chương trình thúc đẩy các giá trị nội tại và tinh thần, thay vì chỉ là vật chất => (Câu 5) Việc này sẽ gỡ bỏ tâm lý phải làm giàu nhanh, xây dựng một xã hội hài hoà hơn nơi người ta ít xem trọng vật chất như hiện tại.
Trong bài này mình sẽ cần paraphrase từ 1. hạnh phúc và 2. không hạnh phúc. Mọi người lưu ý tất cả các từ bên dưới KHÔNG phải là từ đồng nghĩa, chỉ là nghĩa tương tự ở một mức nhất định, và tuỳ bối cảnh mình sẽ sử dụng phù hợp. Mình tuyệt đối không sử dụng synonyms một cách bừa bãi khi paraphrase nhé mọi người.
1. satisfaction with life || well-being || happiness
2. discontentment || dissatisfaction
Young people today are richer, safer, healthier, but less happy. Why and solution?
It can be seen that today’s youth live in a safer environment and have better access to wealth and healthcare services, yet their satisfaction with life is declining. Several factors contribute to this paradox, which necessitates an effective response from schools and governments.
A sense of ongoing discontentment can result from social media and mounting pressure on younger generations to meet expectations. Social networking sites these days are flooded with carefully curated images of seemingly extraordinary lives, posted by people working their dream jobs and freely pursuing their hobbies. This misleading portrayal of their lifestyles fosters an unrealistic perception of the real world among young adults, ultimately putting them at risk of low self-esteem and generalized dissatisfaction. Beyond that, the pressure to succeed academically and professionally also takes a toll on one’s overall well-being. In pursuit of their dreams, they must sacrifice their free time and personal relationships, which can result in social isolation and undermine the enjoyment derived from work.
Despite the issues above, I believe several timely measures can be taken to alleviate the situation. First, at school and within families, there should be greater emphasis placed on teaching the negative impacts of the complex virtual world and how to navigate it, rather than solely academic achievements. Young individuals could then better understand their true sources of happiness, and avoid endlessly comparing themselves to the vanity shown by others. The government can also intervene with initiatives to shift societal emphasis from material possessions to more spiritual and intrinsic values. This would not only combat the urge to get rich quick, but also encourage a more cohesive society in which citizens are less likely to be so easily influenced by materialism and Internet fame.
In conclusion, several factors can explain why improved living conditions today may not lead to any increase in one’s well-being. However, I think with appropriate instruction from schools and families, as well as intervention by governments, we can create a happier society. (327 words)