Đây là một topic khá quen thuộc với chúng mình. Đề bài đưa ra vấn đề “sự gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng gây hại cho môi trường tự nhiên. Đề yêu cầu mình đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.
1. Lên idea và phân chia body
Đối với đề bài này, mỗi body mình sẽ xử lý một yêu cầu của đề bài. Vì đề bài yêu cầu chúng mình đưa ra “causes” và “solutions” nên mình cần đưa ra ít nhất 2 lý do và 2 giải pháp.
Lý do:
-
Một số quốc gia đang phát triển bất chấp đánh đổi môi trường lấy kinh tế, bằng cách nới lỏng các rào cản cho các công ty không thân thiện với môi trường thực hiện các hoạt động kinh doanh tại quốc gia của họ và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường.
-
Hầu hết các sản phẩm ngày nay không được xử lý đúng cách và bị thải ra các bãi rác khổng lồ. Các chất độc hại từ các bãi rác làm ô nhiễm môi trường xung quanh và làm cho chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
Giải pháp:
-
Chính phủ có thể ban hành những quy định chặt chẽ hơn đối với các ngành sản xuất, nhất là những ngành có nguy cơ gây hại cho môi trường như sản xuất nhựa, sản xuất thép, …
-
Chính quyền có thể đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ tái chế, nguồn kinh phí có thể đến từ áp dụng các loại thuế môi trường lên sản phẩm không thân thiện với môi trường.
2. Viết body 1: Các lý do
Câu 1 – Topic sentence: Những tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động sản xuất có thể bắt nguồn (stem from) từ nhiều nguyên nhân khác nhau (a host of different reasons).
Câu 2 – Lý do 1: Trên thực tế, các quốc gia đang phát triển đã áp dụng các quy định lỏng lẻo (have introduced low barriers) cho các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường để các doanh nghiệp này dễ dàng hoạt động kinh doanh tại các quốc gia đó, và điều này gây ra nhiều vấn đề môi trường.
Câu 3 – Ví dụ: Formosa, một tập đoàn thép khổng lồ của Đài Loan, đã lợi dụng các quy định lỏng lẻo (exploited the lenient regulations) ở Việt Nam để xả thải không qua xử lý ra biển (discharge untreated waste into the ocean), gây ra thảm họa cho sinh vật biển (a marine life disaster) trong khu vực.
Câu 4 – Lý do 2: Phần lớn các sản phẩm ngày nay không được tái chế đúng cách mà sẽ bị vứt ra những bãi rác khổng lồ (massive landfills) sau khi người tiêu dùng vứt đi.
Câu 5 – Tác động: Các chất độc hại (Toxic substances) rò rỉ từ những khu vực này, dưới dạng chất lỏng và khí, đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của người dân sống xung quanh (severely lowering the well-being of people nearby).
3. Viết body 2: Các giải pháp
Câu 1 – Topic sentence: Mặc dù đây là vấn đề đáng báo động (alarming issues) nhưng chính phủ có thể thực thi một số giải pháp (implement several measures) để giải quyết vấn đề này.
Câu 2 – Giải pháp 1: Chính phủ có thể áp dụng các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn (impose stricter environmental regulations) lên các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là đối với những ngành có hoạt động sản xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại (potentially harmful production activities) như ngành sản xuất nhựa hoặc sản xuất thép.
Câu 3 – Tác động: Mức phạt cao (A higher potential punishment) là biện pháp răn đe (act as a deterrent) đối với các công ty kiếm lợi nhuận bất chấp những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái.
Câu 4 – Giải pháp 2: Chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào công nghệ tái chế bằng cách trợ cấp (subsidizing) cho các dự án nghiên cứu hoặc doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực này.
Câu 5 - Cách thực thi: Chính phủ có thể tạo ra nguồn kinh phí đầu tư này bằng cách áp dụng thuế xanh (green tax) lên hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm không thân thiện với môi trường (non-eco-friendly products) như những sản phẩm sử dụng một lần hoặc sản phẩm không phân hủy sinh học (single-use or non-biodegradable ones).
4. Sample