Vượt qua nỗi đau khi ôn thi IELTS Writing
Nỗi đau lớn nhất khi ôn thi IELTS Writing có lẽ là việc có quá nhiều kiến thức cần phải ôn luyện, có quá nhiều lời khuyên tips mẹo. Nhiều bạn bị lạc trong một biển thông tin và không biết hệ thống hoá kiến thức như thế nào, để đảm bảo trong 60 phút phòng thi mình sẽ viết trọn vẹn 2 bài Task 1 và Task 2 thật tốt.
Để trả lời câu hỏi này, chúng mình sẽ kể về case của thầy Tùng và thầy Khoa tại IELTS 1984 nha. Hai thầy cùng bắt đầu việc dạy học tại IELTS 1984 với điểm khiêm tốn Writing 7.0. Cũng như nhiều người tự học khác, hai thầy bị lạc giữa quá nhiều cách viết/cấu trúc câu khác nhau trong IELTS Writing Task 2, và quá nhiều cách gom dữ liệu/cấu trúc câu khác nhau trong Writing Task 1.
=> Vậy nên dù đã học tiếng Anh rất nhiều và đạt Reading & Listening 9.0, nhưng kỹ năng Writing vẫn chứa quá nhiều sự mơ hồ với 2 thầy.
Thấm nỗi đau quá lớn về việc phải ‘Hệ thống hoá’ kiến thức IELTS Writing Task 1 & Task 2, thầy Tùng và Khoa đã dành rất nhiều thời gian cùng các bạn giáo viên khác tại IELTS 1984 hoàn thiện phương pháp Logical Framework©, để từ đó chính các thầy, và học sinh, có một cái nhìn logic và dễ hiểu nhất về tất cả các dạng essay IELTS và cách viết đồ thị IELTS.
Với Logical Framework© tại IELTS 1984, mọi kiến thức đều được quy về cùng 1 mối, thật đơn giản, đưa ra được “logic chung” trong việc lập luận và cách viết bài theo framework với Essay Task 2, còn với Task 1 thì sẽ hình thành nên được “logic chung” để có thể luôn gom được số liệu dễ dàng cho mọi loại đồ thị.
Từ đó, việc ôn luyện IELTS Writing trở nên đơn giản hơn và hiệu quả hơn rất nhiều, người học không bị ‘ngợp’ bởi quá nhiều kiến thức rời rạc, những mẫu câu rời rạc, quá nhiều cách viết khác nhau cho các dạng đề khác nhau.
=> Do chính mình là người biên soạn nên chương trình, đồng thời liên tục chấm bài homework học sinh mỗi ngày, nên gần như Logical Framework được in sâu vào đầu 2 thầy, và trong tháng 7 vừa rồi khi thi IELTS lại cả 2 thầy đều đạt band Writing 8.5 (Riêng thầy Khoa thì đạt Overall 9.0 lần 2).
>>> Ở IELTS 1984, chúng mình tin rằng ‘mọi thứ cần được quy về DUY NHẤT một ‘logic chung’, mọi kiến thức cần được hệ thống hoá lại một cách rõ ràng, dễ học và dễ ôn tập, để từ đó đạt hiệu quả tối đa trong việc ôn thi. <<<
Không chỉ riêng 2 thầy Khoa & thầy Tùng, mà ở IELTS 1984 đã có hàng trăm bạn đạt band IELTS 7.0+ nhờ việc ôn luyện một cách logic, hiểu rõ về ‘bản chất giống nhau’ của các dạng đề Writing Task 1 & Task 2.
Mọi người nếu còn bị ‘ngộp’ trong biển kiến thức IELTS Writing thì hãy thử một cách tiếp cận logic hơn, hệ thống hơn với IELTS 1984 nhé!