Nền tảng tự học YouPass được
xây dựng bởi Trung tâm
© 2023 YouPass, Inc. All rights reserved.
Trang chủ
Reading
Listening
Writing
Bài mẫu 8.0+
Menu
Menu
IELTS Writing Task 2
Đề thi ngày 14/10/2023 - Topic: Xã hội
YouPass được lập nên bởi đội ngũ trung tâm IELTS 1984, chuyên dạy IELTS theo hướng học bản chất và tiến bộ tiếng Anh thực chất, theo hình thức Offline lại lớp và Online qua Google Meet.
Bài hướng dẫn Writing bên dưới được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên IELTS 1984, cũng chính là những người làm nên các khoá học theo hình thức Online 100% tại YouPass bạn nhé.
In many countries, people like to eat a wider variety of food than can be grown in their local area. As a result, much of the food people eat today has to come from other regions. Do you think the advantages of this development outweigh disadvantages?
Đề bài cho một sự thật là ngày nay người ta nhập đồ ăn từ nhiều nước khác về (thay vì tự sản xuất), vậy thì mặt lợi của việc này có lớn hơn mặt hại không?
Topic này rất quen thuộc và đã ra thi nhiều lần trong nhiều năm rồi. Một cách bản năng mình có thể nghĩ đây là xu hướng ‘tiêu cực', vì cứ cái gì ‘ngoại nhập' vào là xấu, nhưng nghĩ cho kĩ lại nhiều khi nó là tích cực chứ không phải tiêu cực.
Do đề này vô tình trùng khớp với homework ở IELTS 1984, chúng mình thường đọc idea của học sinh cho đề này là ‘tiêu cực vì ảnh hưởng an ninh lương thực, lỡ như người ta không xuất khẩu cho mình nữa'. Nhưng thật ra mình cũng có thể tranh luận là: ngày xưa thì các nước tự cung tự cấp, thì lúc đó food security mới rất đáng ngại, vì lỡ hạn hán, sâu bệnh mất mùa là...thất bát, xảy ra nạn đói ngay. Còn giờ nếu mình có tiền đi nhập khẩu, không người này bán thì người kia bán, lỡ trong nước mất mùa thì mua bên ngoài, nên nhiều khi an ninh lương thực có thể được đảm bảo hơn.
Quan điểm của đội ngũ học thuật IELTS 1984 về Topic này là nó có ‘lợi' nhiều hơn. Để lập luận mang tính thuyết phục hơn, chúng mình sẽ phát triển bài này bằng cách dùng phản đề. Cụ thể: Trong body 1 chúng mình sẽ bàn về những cái ‘hại' của việc nhập khẩu => sau đó phản bác lại những cái hại đó, rồi body 2 sẽ đưa cái lợi của việc nhập khẩu đồ ăn.
Đưa ra cái hại của việc nhập khẩu đồ ăn => Sau đó lần lượt phản bác lại các ý này
(Câu 1) Topic Sentence: Không thể phủ nhận người ta có một số quan ngại về việc nhập khẩu đồ ăn => (Câu 2) Quan ngại 1 là về sức khỏe, vì sợ đồ nhập khẩu có chất bảo quản => (Câu 3) (Phản đề) Tuy nhiên, nếu có chất có hại, thì cốt lõi là do chính phủ không quản lý tốt, chứ không phải vấn đề là do ‘nhập khẩu' đồ ăn => (Câu 4) Quan ngại 2 là nhập khẩu sẽ tăng xả khí thải ra môi trường, tăng carbon footprint => (Câu 5) (Phản đề) Tuy nhiên, tác động là nhỏ, vì tàu container chở rất nhiều hàng hoá một lúc, nên tác động của nó là tương đối nhỏ.
Đưa ra cái lợi của việc nhập khẩu đồ ăn
(Câu 1) Topic Sentence: Có nhiều cái lợi từ nhập khẩu. => (Câu 2) Lợi 1: Ngày nay người ta ăn được nhiều loại đồ ăn khác nhau từ khắp Thế giới, đa dạng bữa ăn trong gia đình => (Câu 3) Lợi 2: Việc nhập khẩu sẽ thúc đẩy nông nghiệp, dần dần mỗi nước sẽ chuyên môn hoá loại cây họ có lợi thế => (Câu 4) Lợi 3: Chính quyền cũng có thể tăng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu => (Câu 5): Tiền này có thể dùng để đầu tư ngược lại, giúp đỡ ngành nông nghiệp địa phương.
Bài này chúng mình sẽ lặp khá nhiều lần từ ‘import food', cụm này không quá phức tạp, mình có thể dùng các cách diễn đạt như bên dưới để tránh lặp từ nhen mọi người: buy food from all around the world || this trend || buying food imported from different countries || purchasing imported food || enjoy meat or fruits from other continents || importing food
In many countries, people like to eat a wider variety of food than can be grown in their local area. As a result, much of the food people eat today has to come from other regions. Do you think the advantages of this development outweigh disadvantages?
It is popular these days for consumers to buy food from all around the world, not limited to the physical border of their home country. I believe this trend may present some difficulties, but the advantages are much more significant.
It is undeniable that people have some concerns about buying food imported from different countries. One of these issues is possible health impacts of preservatives, which are chemicals used to protect foods over an extended period. However, any problems potentially arising from this must be because the government has failed to strictly regulate food quality and ensure the safety standards are respected. By no means is this an unavoidable risk when it comes to purchasing imported food. Another problem relates to the environment - as these goods must be shipped from abroad, their carbon footprint increases as a result. This may indeed worsen the current rate of climate change, but it is a matter of fact that an ocean-going vessel may transport hundreds of containers at a time, so the impacts of transporting food in particular would be minimal and negligible.
However, the benefits of this trend are significant. Thanks to this, today one can easily enjoy meat or fruits from other continents, something once considered extravagant only a few decades ago, and this widens the choices available to the average family. Another benefit is that, from a global perspective, it boosts the agriculture globally due to the international market, and may lead to the point where each country can specialize in the particular types of food that are best suited to their environment and soil. The government, in turn, can also help mitigate the wealth gap between different social groups by imposing taxes on imported foods, especially those considered luxuries. These taxes can be reinvested in local farmers, who are usually financially disadvantaged compared to rich consumers, to increase their productivity and living standards.
In conclusion, the only issue remaining is concerns about the environment, but the trend of importing food only creates a relatively small amount of carbon dioxide compared to other sectors. In contrast, the advantages far outweigh any drawbacks, relating to the broadened choice of food for each individual, the benefits to the agricultural industry and mitigated income gaps. (373 words)